Trong quá trình cưa cẩm có những mốc mà gà cần phải vượt qua. Nếu không vượt qua được một mốc nào đó thì kết quả tất yếu là em kia sẽ cảm thấy chán.
Các mốc này là:
1. Làm quen (nói chuyện lần đầu tiên)
2. Lấy số điện thoại
3. Rủ đi chơi
4. Đụng chạm lần đầu tiên
5. Cầm tay
6. Hôn, 1st base
7. Ôm, vuốt ve (nhẹ nhàng), 2nd base
8. Ôm, vuốt ve (gay cấn), 3rd base
9. 4th phase… (Cái này khiếp quá )
Khuôn khổ của chủ đề này chắc chỉ cho phép thảo luận đến mốc số 7 là kịch kim, cách vượt qua các mốc tiếp theo gà sẽ phải tự suy luận. Nói chung là nguyên tắc của các mốc này cũng giống nhau. Bí quyết chủ yếu là phải tự nhiên, không miễn cưỡng, gò bó, tiến mấy bước lại lùi một bước, nhịp nhàng thư thái như nhảy tango.
Bắt đầu bằng cách rủ em đi chơi ở một chỗ vui vẻ nhộn nhịp và đã câu chuyện vui vẻ rồi (như đã nói ở mấy post trước) thì rủ em đi đến một chỗ khác cũng vui vẻ nhộn nhịp để chơi. VD: nếu đang đi shopping thì có thể đi uống cafe, đang ngồi uống cafe thì có thể đi chơi game, billiard, v.v.
Trong khi đi, nếu gặp một tình huống khác lạ, ví dụ như đi qua đường, đi vào thang máy, qua chỗ đông người hay chật, v.v. thì nắm lấy tay em, kéo nhẹ để đưa qua chỗ đó. Khi qua rồi thì giữ tay thêm vài giây nữa rồi buông tay ra. Đây chính là nguyên tắc tiến mấy bước lùi một bước. Một lúc sau thì lại đưa tay ra nắm lấy tay cua em tiếp, dắt đi một đoạn (lâu hơn lúc nãy) thì lại buông ra. Lần sau này thì tốt nhất là chọn những chỗ ngược với lần đầu, tức là không có lý do gì đặc biệt cả.
Ngoài ra thì còn các phương pháp nâng cao hơn để nắm tay con gái như: xem chỉ tay, ảo thuật, hướng dẫn cách chơi bi-a, bi lắc, đánh điện tử. Cao hơn nữa là làm cho em tự giác nắm tay mình trước, nhưng vì bài lần này dài rồi nên để lần sau.
Nếu khi gà nắm tay mà em rút lại thì làm thế nào?
Khi gà nắm tay hay thực hiện vượt qua một mốc nào đó, đôi khi sẽ gặp phải sự chống lại của con CÁO. Trong những trường hợp như thế nói chung là gà thường cảm thấy khó xử và hơi có phần tẽn tò vì ngượng. Sự kháng cự của CÁO có nói chung khá là phức tạp và thường là do một trong các lý do sau đây:
1) Bị bất ngờ, phản xạ tự nhiên;
2) Sợ "nhanh quá", sợ bị "coi thường", nói chung là các giá trị luân lý mà mẹ và xã hội nhồi nhét vào đầu;
3) Gà manh động, vội vàng;
4) Không có cảm tình với gà;
Chắc chắn có chú sẽ hỏi: Thế làm thế nào để phân biệt giữa các trường hợp, khi nào thì để em rút tay lại, còn khi nào thì không? Muốn thế thì hành động của gà cần phảikiên quyết nhưng không bạo lực. Ví dụ như khi nắm tay thì cần phải nắm chặt như khi bắt tay đồng nghiệp hay khách hàng chẳng hạn, tránh trường hợp em vừa rút nhẹ một cái đã tuột ra rồi, nhưng không được chặt đến mức em phải vùng vẫy mới rút được tay ra. Hơn nữa, chuyển động phải từ tốn, không được rình rình chộp nhanh như mèo vồ chuột. Cách tốt nhất là hai người đi song song với nhau, gà tiến vào gần một chút rồi đưa tay ra nắm. Nếu sợ nắm trượt thì có thể đi lùi lại phía sau khoảng 1/3 bước rồi tiến lên, nắm lấy bàn tay của em từ phía sau. Chú gà nào cũng biết là phương pháp phổ biến nhất để lừa nắm tay con gái là xem chỉ tay. Thế nhưng trong khi các cao thủ thực hiện việc này rất dễ dàng thì gà lại không thể làm được. Thường là gà không biết làm thế nào để nêu ra vấn đề. Những chú gà bạo hơn khi đề xuất "Em đưa tay đây anh xem chỉ tay cho" thì lại gặp phải phản ứng lạnh lùng từ phía đối phương. Vì ý định của gà quá lộ liễu nên các em lập tức rụt tay về (đút vào túi quần), đầu thì lắc lia lịa: "Ứ Ừ".
Bí quyết ở đây là phải thực hiện làm sao cho tự nhiên, coi như đấy là một trò chơi, cũng đừng đặt nặng chuyện có thành công hay không. Chẳng hạn gà có thể là buộc cho đối phương một tính cách hay tương lai gì đó kỳ quặc đến mức buồn cười, đại loại như là "Anh đoán em sau này thể nào cũng có 12 đứa con, toàn là vịt giời" hoặc "Nhìn em thế này chắc là thích đánh nhau lắm". Nếu em gân cổ lên cãi thì gà sẽ thừa cơ bảo là "để đấy anh chứng minh cho em xem" rồi thò tay ra nắm lấy tay em. Còn nếu gặp em nào cao thủ hơn, bảo là "đúng rồi đấy" thì gà sẽ phải tăng cường độ lên, nhận xét thêm 1-2 câu nữa rồi bảo là "xem chỉ tay còn ra nhiều cái hay nữa". Nhớ là toàn bộ câu chuyện phải buồn cười, càng phi lý càng tốt.